Image
Loading

Nhóm ngôn ngữ Hán thuộc ngữ hệ Hán – Tạng, gồm các dân tộc phân bố trên địa bàn rộng lớn và rất đông dân. Tại Đông Nam Á, người Hán có mặt trong nhiều thành phố, nhất là những thành phố lớn, ví dụ như Singapore hay Chợ Lớn (Việt Nam) thường được coi là những thành phố của người Hoa. Tại Bangkok (Thái Lan) và phần lục địa của Malaysia, người Hán cũng chiếm khoảng một nửa dân số. Người Panthay ở Myanmar và người Hò ở Thái Lan đều có gốc là người Hoa ở Vân Nam (Trung Quốc) tới; họ theo Hồi giáo.

Ở Việt Nam có 3 tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Hán: Hoa, Ngái và Sán Dìu. Người Hoa sống rải rác tại nhiều nơi, cả ở nông thôn và thành thị; họ kiếm sống bằng nhiều nghề, nhưng nổi bật nhất là thương nghiệp và dịch vụ. Người Ngái cư trú rải rác ở các tỉnh Bắc Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên..., sinh sống bằng nông nghiệp, nghề thủ công và buôn bán nhỏ. Người Sán Dìu phân bố ở Quảng Ninh và nhiều nơi thuộc trung du Bắc Bộ, họ canh tác trên đất nương, bãi và ruộng nước, kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm và làm các nghề thủ công cổ truyền.

Trưng bày về các dân tộc Hoa, Ngái và Sán Dìu được bố trí ở tầng 2 của tòa “Trống đồng”.