Image
Loading

Người Mảng là một trong 21 dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme (ngữ hệ Nam Á) ở Việt Nam. Theo thống kế dân số toàn quốc năm 2009, có 3.700 người Mảng,cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu.

Hoạt động kinh tế chính của người Mảng là canh tác nương rẫy. Hái lượm và săn bắt có vai trò quan trọng trong đời sống. Gia súc, gia cầm được nuôi cho nhu cầu về thực phẩm, hơn nữa, để làm lễ vật trong cầu cúng. Trong nghề thủ công, đan lát phát triển. Đồ đan của người Mảng được nhiều tộc người khác ưa chuộng. Nét độc đáo của y phục truyền thống của phụ nữ Mảng là tấm choàng may bằng vải màu trắng, dùng quấn quanh thân.

Người Mảng có nhiều nghi lễ liên quan đến nông nghiệp như lễ tra hạt trên nương, lễ cúng sau mùa thu hoạch, cúng hồn lúa, mẹ lúa...

Trong trưng bày thường xuyên ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, hiện vật của người Mảng, nữ phục, gùi đeo qua trán..., được giới thiệu cùng với hiện vật của các dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ trong không gian "Môn – Khơme miền Bắc" ở tầng 2 của toà nhà "Trống đồng".