Image
Loading

Lúa gạo là lương thực chính của tất cả các cư dân Đông Nam Á. Thái Lan và Việt Nam thuộc số quốc gia xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới. Có rất nhiều giống lúa; trong đó lúa tẻ cho loại gạo trắng được canh tác phổ biến khắp nơi, còn lúa nếp được trồng ở nhiều tộc người vùng lục địa.

Lúa nước trồng chủ yếu ở các vùng đồng bằng. Có nơi gieo thẳng thóc giống xuống ruộng; có nơi gieo mạ rồi sau 3-4 tuần thì nhổ lên đem cấy xuống ruộng. Ruộng bậc thang là hình thức canh tác lúa nước ở vùng đồi núi, đặc biệt nổi tiếng là người Ifugao ở Philippines, người Hà Nhì ở Nam Trung Quốc... Việc canh tác lúa nước thường gắn liền với những hình thức thủy lợi như mương, phai...

Các cư dân miền núi phổ biến là trồng lúa cạn trên nương rẫy. Họ khai hoang đất bằng cách chặt cây rừng rồi đốt. Theo tập quán, đàn ông chọc lỗ và phụ nữ tra thóc giống. Lúa phát triển nhờ nước mưa.

Tín ngưỡng về "hồn lúa" rất quan trọng. Nhiều nghi lễ được thực hiện trong mỗi chu kỳ nông nghiệp, đặc biệt là các nghi lễ cầu mùa, cầu mưa.

MÕ TRÂU

Lào Trước 1941