Đây là khuôn viên của nhà bà Cố Hợi, một gia đình khá giả hồi nửa đầu thế kỷ XX ở xã Thọ Lộc, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
1. Buồng
2. Phòng thờ
3. Nhà học
4. Nhà ngang
5. Nhà bếp
6. Giếng nước
7. Bể nước mưa
Nhà chính gồm 5 gian được xây dựng năm 1906, là nơi thờ tự và tiếp khách, đồng thời cũng dùng làm chỗ ở: ban đầu là bà Cố Hợi, về sau (cho đến trước 1953) là vợ chồng người con trai, rồi đến gia đình người cháu trai trưởng… Ba gian thờ tự là nơi thiêng liêng, tập trung nhiều mảng chạm khắc gỗ và 11 bức đại tự - chữ Hán. Năm 1933, 5 gian nữa được làm nối tiếp vào đầu nhà, dành cho việc dạy học và là chỗ ở của bà Cố Hợi. Năm 1937, ngôi nhà ngang được dựng thêm để làm chỗ ở cho gia đình một người chắt. Bếp và phòng ăn dùng chung cho đại gia đình.
Tục xưa quy định nhà không được cao hơn đình, thêm nữa, vùng Thanh Hóa hay có bão, vì thế nhà ở thường thấp. Khi còn ở làng, ngôi nhà chính nhìn về hướng nam, nhưng khi dựng lại ở Bảo tàng, do vị trí và thế đất nên hướng nhà phải thay đổi.