THÔNG BÁO MỜI VIẾT BÀI HỘI THẢO
“Nâng cao chất lượng trưng bày và trải nghiệm trong bảo tàng”
- Thời gian: Dự kiến 01 buổi, Thứ Ba, ngày 24/10/2023
- Địa điểm: Hội trường tầng 3, Tòa nhà Cánh diều Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
- Đơn vị chủ trì tổ chức: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (VME)
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được thành lập năm 1995, mở cửa đón công chúng từ năm 1997. Bảo tàng thực hiện sứ mệnh nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản hiện vật, tổ chức trưng bày, trình diễn và hoạt động giáo dục nhằm góp phần vào công cuộc bảo tồn sự đa dạng văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới.
MỤC ĐÍCH HỘI THẢO
Những năm gần đây, nhiều bảo tàng đã nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng các quan điểm mới, trải nghiệm mới cho các cuộc trưng bày, xu hướng lồng ghép tương tác, trải nghiệm vào trưng bày. Thực tế cho thấy việc làm thế nào để trưng bày hấp dẫn và thu hút khách tham quan luôn là vấn đề quan trọng, tác động đến sự phát triển và sức sống riêng của mỗi bảo tàng. Công chúng không chỉ đến bảo tàng để chiêm ngưỡng hiện vật mà còn mong muốn được trải nghiệm, tương tác cùng hiện vật bằng nhiều cách thức khác nhau. Vậy, trưng bày trong bảo tàng hiện nay được thực hiện như thế nào? Tương tác, trải nghiệm trong trưng bày là gì và được thực hiện như thế nào? Phản hồi của công chúng đối với các hoạt động trưng bày, tương tác và trải nghiệm ra sao? Nhu cầu trao đổi, chia sẻ các hoạt động và bài học kinh nghiệm giữa các bảo tàng trong lĩnh vực này là cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi hiện nay. Chính vì vậy, được sự đồng ý của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia “Nâng cao chất lượng trưng bày và trải nghiệm trong bảo tàng” vào Quý IV năm 2023. Đây là chủ đề được nhiều học giả trong nước và quốc tế quan tâm, nghiên cứu, mong muốn tìm kiếm các cách thức, phương pháp trưng bày mới, hiện đại để áp dụng, đổi mới hoạt động bảo tàng và thu hút công chúng.
Nội dung Hội thảo tập trung vào một số vấn đề chính như sau:
Thứ nhất: |
- Các quan điểm mới về trưng bày và trải nghiệm ở bảo tàng
- Các quan điểm mới về trưng bày và trải nghiệm ở bảo tàng của ICOM và hệ thống bảo tàng trên thế giới;
- Các quan điểm mới về trưng bày và trải nghiệm ở bảo tàng của Việt Nam.
|
Thứ hai: |
- Thực hành và/hoặc chuyển đổi các hoạt động trưng bày hiện nay được thể hiện, nhưng không giới hạn, ở các khía cạnh sau:
- Đổi mới/linh hoạt trong xác định và lựa chọn nội dung trưng bày;
- Nghiên cứu, sưu tầm, lựa chọn và bảo quản hiện vật/tư liệu phục vụ trưng bày;
- Xác định và lựa chọn phương pháp trưng bày, đặc biệt ưu tiên những thay đổi trong cách tổ chức và thực hiện trưng bày hiện nay;
- Nghiên cứu, đánh giá khách tham quan trước, trong và sau trưng bày.
|
Thứ ba: |
- Các trưng bày gắn với tương tác/trải nghiệm
- Nội dung tương tác/trải nghiệm;
- Hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động tương tác/trải nghiệm;
- Mối quan hệ giữa trực quan và tương tác;
- Đánh giá kết quả của các hoạt động tương tác/trải nghiệm (bằng nhiều hình thức đánh giá khác nhau: đánh giá khách tham quan,…).
|
Thứ tư: |
- Marketing/truyền thông thu hút công chúng (trước, trong và sau trưng bày, trải nghiệm)
- Nội dung truyền thông;
- Phương pháp truyền thông;
- Hiệu quả của truyền thông (bằng nhiều hình thức đánh giá khác nhau: đánh giá khách tham quan,…).
|
GỬI BÀI VIẾT
- Bài tóm tắt và tiêu đề:
- Tiêu đề: Chủ đề bài viết liên quan đến một trong bốn vấn đề chính của Hội thảo.
- Dung lượng tóm tắt: 200-250 chữ.
- Hình thức: Văn bản điện tử dạng Word. Phông chữ Times New Roman. Cỡ chữ 12. Tóm tắt gồm nội dung chính của tóm tắt, từ khóa (không quá 5 từ) và các thông tin về tác giả: tên, học hàm, học vị, cơ quan công tác, số điện thoại, địa chỉ email liên lạc.
- Thời hạn nộp bài: chậm nhất ngày 05/7/2023.
Xin vui lòng gửi đến hòm thư điện tử của Hội thảo: [email protected]
- Bài viết toàn văn:
- Bài viết phải là nghiên cứu mới, chưa được công bố. Tác giả chịu trách nhiệm về tính nguyên bản của bài viết (tham khảo Thể lệ viết bài đính kèm).
- Ban tổ chức có toàn quyền sử dụng các bài viết cho mục đích xuất bản và khoa học.
- Dung lượng: 5.000-8.000 chữ (kể cả tài liệu tham khảo).
- Hình thức: Văn bản điện tử dạng Phông chữ Times New Roman. Cỡ chữ 12. Bài viết được viết bằng tiếng Việt.
- Thời hạn nộp bài: chậm nhất ngày 30/8/202
Xin vui lòng gửi đến hòm thư điện tử của Hội thảo: [email protected]
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM DỰ
Miễn phí đăng ký tham dự.
- Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam hỗ trợ các đại biểu tham dự trực tiếp những chi phí sau: Tài liệu Hội thảo, ăn nhẹ giữa giờ.
- Các bài viết tham dự Hội thảo, nếu đạt chất lượng cao, sẽ được xuất bản trên Tạp chí Bảo tàng và Nhân học hoặc in Kỷ yếu.
- Các đại biểu tham dự Hội thảo tự túc các chi phí khác ngoài phần chi phí hỗ trợ nói trên.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ
- TS. Võ Thị Mai Phương (0912318755)
- TS. Hoàng Thị Tố Quyên (0902215826)
- TS. Vũ Hồng Thuật (0988501536)
- ThS. An Thu Trà (0978485135)
- ThS. Lã Thị Thanh Thủy (0912483473)
https://drive.google.com/file/d/1iQ3Wm4A7ZMwpkSuue8i1ZXP2ASzvUHJQ/view?usp=sharing